Follow Us @soratemplates

Điều trị hóa trị có gây rụng tóc không?

Các loại thuốc hóa trị không chỉ gây rụng tóc mà còn ảnh hưởng đến tế bào hệ tiêu hóa, tủy xương, hệ sinh sản và nhiều cơ quan khác ở những người tiếp nhận điều trị bằng hóa trị.
Có nhiều yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tác dụng phụ bao gồm phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe, tuổi tác và lối sống của người bệnh. Đối với một số bệnh nhân cảm nhận về tác dụng  không muốn của việc điều trị hóa trị không được rõ ràng nhưng một số khác lại cảm thấy rất mệt mỏi. 
 Ảnh hưởng của phương pháp hóa trị đối với cơ thể

Hệ cơ và thần kinh

Hệ thần kinh trung ương có vai trò kiểm soát vấn đề cảm xúc, vận động của cơ thể. Thuốc sử dụng trong hóa trị có thể gây ra vấn đề với trí nhớ hoặc gây khó khăn trong suy nghĩ , tập trung trí óc của người bệnh. Sau khi điều trị hóa trị kết thúc thì tình trạng này cũng kết thúc nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều năm.
Ngoài ra cũng có một số loại thuốc hóa trị có thể gây đau, yếu, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân (bệnh thần kinh ngoại biên). Lúc đó, cơ thể của người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhức hoặc run rẩy tay chân. Dẫn đến khả năng phản xạ và các vận động nhỏ có thể bị chậm lại.
Điều trị hóa trị có gây rụng tóc không?

Hệ tuần hoàn và miễn dịch

Việc xét nghiệm máu là một phần quan trọng trong việc điều trị hóa trị. Do các thuốc hóa trị có nguy cơ gây tổn hại cho tế bào tủy xương, nơi sản xuất máu. Điều đó có thể khiến cơ thể bệnh nhân bị thiếu máu, làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da nhợt nhạt.
Hóa trị có thể làm giảm số lượng tế bào bạch cầu. Loại tế bào này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch là giúp chống nhiễm trùng. Vì vậy, những người có hệ miễn dịch yếu do hóa trị phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với virus, vi khuẩn.
Tiểu cầu là tế bào quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể. Khi tiểu cầu bị giảm đi thì đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ dễ dàng bị bầm tím, mất máu chỉ vì vết thương nhỏ. Các triệu chứng bao gồm chảy máu cam, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, kinh nguyệt nhiều hơn bình thường hoặc rong kinh.
Cũng có một số loại thuốc hóa trị có thể làm suy yếu cơ tim hoặc gây rối loạn nhịp tim, tăng nguy cơ đau tim. Tuy nhiên, nếu bạn tiếp nhận điều trị hóa trị với một trái tim khỏe mạnh thì nguy cơ này rất ít có khả năng xảy ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét